Home Du Lịch Hàng Ngày Hoa Lư - Tam Cốc - Một số điểm thăm quan tại Ninh Bình

Hoa Lư - Tam Cốc - Một số điểm thăm quan tại Ninh Bình

Email In PDF.
Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Chỉ mục bài viết
Hoa Lư - Tam Cốc
Một số điểm thăm quan tại Ninh Bình
Tất cả các trang

 

Giới thiệu một số điểm thăm quan tại Ninh Bình


Tam Cốc - Bích Động

Vị trí: Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Cảnh đẹp của Bích Ðộng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).

Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động. Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ "Bích Ðộng" (có nghĩa là Ðộng Xanh). Ðến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách đi quanh co trong hang núi huyền ảo. Bích Ðộng đã được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).

Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.


 

Đền vua Đinh



Vị trí: Đền vua Đinh ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Đền vua Đinh thờ vua Đinh Tiên Hoàng.
Ðền toạ lạc trên khuôn viên diện tích chừng 5ha, thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu "nội công, ngoại quốc". Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân ngắn vào đến lớp thứ hai là đến Nghi môn (cổng trong) 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn nội có xây bốn cột trụ cao. Ði hết chính đạo, qua hai cột trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long

sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối đẹp.

Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Ði hết toà Thiêu hương du khách bước vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Ðinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Ðinh Phụng Lang (ngoài), Ðinh Ðế Toàn (trong) đều quay mặt về phía bắc, là hai con thứ của vua Ðinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Ðinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Ðinh Tiên Hoàng.
Ðền Ðinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Ðền vua Ðinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.

 




Đền vua Lê
Vị trí: Đền vua Lê ở làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Đền vua Lê thờ vua Lê Ðại Hành

Cách đền vua Ðinh chừng 500m là đến đền thờ vua Lê Ðại Hành. Ðền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Ðền soi bóng xuống mặt nhánh sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Ðèn, sau lưng là núi Ðìa. Ðền được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc" nhưng qui mô nhỏ hơn đền vua Ðinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".



Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá. Ðền có ba toà: toà ngoài là Bái đường, toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành đặt ở chính giữa. Bên trái là tượng Lê Ngọa Triều tức Lê Long Ðĩnh (con thứ 5 của vua Lê Ðại Hành). Bên phải là tượng hoàng hậu Dương Vân Nga.

Ðiều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Ðại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Ðền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.




 

ThienPhuoc Travel

Tour Đông Tây Bắc

 






Bảng quảng cáo

Hotline: 0913386446

Kevin Nguyen .:0913682066

Viettouring Live Support

Dịch Vụ





Bạn Đến Chưa ?



Explore Tours in Vietnam